Cẩm nang

Các biến chứng sau khi rút nội khí quản bạn nhất định phải biết

Các biến chứng sau khi rút nội khí quản bạn nhất định phải biết

Đặt ống nội khí quản là phương pháp kiểm soát đường thở tốt và hiệu quả nhất. Tuy nhiên, sau khi rút nội ống khí quản, người bệnh có thể gặp phải một số biến chứng nguy hiểm, thậm chí đe dọa đến cả tính mạng. Vậy các biến chứng sau khi rút nội khí quản là gì? Cùng tìm hiểu qua bài viết sau.

Đặt nội khí quản là gì?

Đặt ống nội khí quản là thủ thuật đưa một ống thông vào khí quản của người bệnh để đảm bảo việc thông khí và hút đờm dãi ứ đọng trong đường hô hấp. Đây là một thủ thuật đơn giản, dễ thực hiện nhưng vô cùng quan trọng. Trong trường hợp người bệnh cần cấp cứu, thủ thuật đặt nội khí quản cần được thực hiện nhanh chóng và kịp thời, không để xảy ra tai biến do chậm khai thông đường hô hấp của người bệnh.

Mục đích của đặt nội khí quản là giúp mở đường thở để có thể gây mê, giúp bảo vệ phổi. Khi gặp chấn thương ở vùng đầu và không thể tự thở được, hoặc khi cần gây mê trong một khoảng thời gian dài để hồi phục sau một chấn thương nghiêm trọng hay do bệnh tật thì đặt nội khí quản giúp cho đường thở mở, cho phép oxy đến và đi từ phổi khi thở.

Đặt ống nội khí quản cho những trường hợp cần gây mê lâu dài
Đặt ống nội khí quản cho những trường hợp cần gây mê lâu dài

Các biến chứng sau khi rút nội khí quản

Sau quá trình đặt ống nội khí quản, khi rút ống người bệnh có thể gặp phải một số biến chứng nghiêm trọng như:

Co thắt thanh quản

Co thắt thanh quản thường xảy ra khi đường hô hấp bị kích thích gây mê nông. Các kích thích thường gặp là tăng tiết dịch hay máu ở đường hô hấp trên, hít thuốc mê có mùi hắc, đặt canule hầu, mũi hầu, soi thanh quản, hoặc các phẫu thuật khác trong miệng. Co thắt thanh quản gây ra phản xạ đóng chặt dây thanh âm gây tắc nghẽn một phần hoặc toàn phần. Đối với những trường hợp co thắt không nặng, có thể nghe được tiếng khò khè hoặc thở rít từ người bệnh.

Co thắt thanh quản gây thiếu oxy, thừa CO2 trong máu khiến huyết áp động mạch tăng cao, mạch đập tăng nhanh. Tình trạng này có thể kéo theo tụt huyết áp nhịp tim chậm, rối loạn và ngừng tim nếu không nhanh chóng giải phóng đường thở trong vài phút.

Để xử lý tình trạng này, bác sĩ cần cho bệnh nhân khí dung adrenalin. Trong trường hợp vẫn không khắc phục được biến chứng này, bác sĩ cần chỉ định đặt nội khí quản hoặc mở khí quản cấp cứu.

Phù nề thanh quản

Phù nề thanh quản là một trong những biến chứng sau khi rút nội khí quản. Hiện tượng phù nề thanh quản gần giống với co thắt thanh quản. Nguyên nhân khiến bệnh nhân gặp tình trạng phù nề thanh quản là do dị ứng với ống nội khí quản hoặc chất bôi trơn của ống. Quá trình đặt nội khí quản gây khó khăn phải đặt lại nhiều lần trong quá trình gây mê hoặc do ống nội khí quản quá to sẽ khiến bệnh nhân gặp phải tình trạng phù nề thanh quản.

Phù nề thanh quản có thể xuất hiện các triệu chứng như: khàn tiếng, thở khò khè, đau thanh quản. Để chẩn đoán chính xác biến chứng này cần dựa vào quá trình soi trực tiếp thanh quản.

Dấu hiệu biến chứng ban đầu là bệnh nhân sẽ thấy khó thở thanh quản và bệnh xuất hiện từ từ. Có thể là nhiều phút hoặc nhiều giờ sau khi rút ống nội khí quản. Xử lý tình huống này bằng cách phun khí dung adrenalin và hydrocortisone. Nếu tình trạng bệnh nhân không cải thiện thì bác sĩ cần đặt nội khí quản hoặc mở khí quản. 

Một số biến chứng khác

  • Biến chứng gây hẹp hoặc polyp khí – phế quản: cần soi khí – phế quản điều trị.
  • Biến chứng viêm mũi, viêm họng hoặc viêm thanh quản.
  • Biến chứng gây phù nề, viêm loét khí quản dẫn đến chít hẹp khí quản.
  • Biến chứng nguy hiểm đó là ngừng tim đột ngột do phản xạ, đây là biến chứng rất hay gặp ở bệnh nhân bị thiếu oxy.
  • Biến chứng khàn tiếng mạn tính, rối loạn nuốt, nhuyễn khí quản và rò khí quản.

Ngoài ra, khi rút ống nội khí quản, bệnh nhân còn có thể mắc phải một số các tai biến kỹ thuật như: tai biến chảy máu do ống nội khí quản quá to, gây nhiễm khuẩn do quá trình vệ sinh ống nội khí quản không đảm bảo, tai biến do ống nội khí quản đi vào thực quản. 

Các biến chứng thường gặp khi rút ống nội khí quản
Các biến chứng thường gặp khi rút ống nội khí quản

Cách chăm sóc người bệnh đặt nội khí quản

Để tránh và giảm thiểu tối đa những biến chứng người bệnh có thể gặp phải sau khi rút nội khí quản, cần đặc biệt chú ý trong quá trình chăm sóc:

  • Đối với bệnh nhân tỉnh, cần cố định tay của người bệnh để không tự ý rút ống.
  • Hút dịch và máu ở họng và nội khí quản của người bệnh, theo dõi và xử lý tai biến theo chỉ định của các bác sĩ chuyên khoa.
  • Hút đờm, dãi mỗi 30 phút/lần. Nhỏ vào ống nội khí quản của bệnh nhân 1ml dung dịch natri bicarbonat 14% hoặc α-Chymotrypsin giúp làm loãng đờm, hạn chế nhiễm khuẩn. Rửa ống hút đờm dãi và ngâm vào dung dịch sát khuẩn.
  • Theo dõi mạch, nhiệt độ, huyết áp, nhịp thở mỗi 1 giờ/ lần hoặc 3 giờ/lần theo y lệnh của bác sĩ điều trị. Đánh giá lại liên tục về tình trạng của bệnh nhân như: mức độ tím tái, ý thức.

Đặt nội khí quản là một thủ thuật đơn giản, dễ thực hiện nhưng cũng đòi hỏi sự khéo léo và có trình độ chuyên môn, nếu không bệnh nhân rất dễ gặp phải những biến chứng nguy hiểm sau khi rút nội khí quản. Vì thế, để đặt ống nội khí quản, bệnh nhân nên tham khảo phòng khám, bệnh viện uy tín và các bác sĩ có chuyên môn trong lĩnh vực này. 

Cách chăm sóc người bệnh đặt nội khí quản tốt nhất
Cách chăm sóc người bệnh đặt nội khí quản tốt nhất

Trên đây là tổng hợp những biến chứng sau khi rút nội khí quản mà bệnh nhân có thể gặp phải. Để phòng ngừa tối đa những biến chứng trên, người bệnh cần thăm khám và điều trị tại bệnh viện uy tín, thực hiện bởi các bác sĩ chuyên môn cao, đồng thời kết hợp với việc tuân thủ đúng và đầy đủ cách chăm sóc bản thân trong quá trình đặt ống nội khí quản.

Bài viết đã được đăng ký bản quyền (DMCA). Quý vị copy nội dung hãy để lại link về bài gốc hoặc ghi rõ nguồn sinhconkhoe.vn như một sự tri ân với tác giả. Xin cảm ơn!

Copyright © 2021 - 2023 | sinhconkhoe.vn | All Rights Reserved. DMCA.com Protection Status