Cẩm nang

Mẹ hỏi bác sĩ trả lời xoay quanh chủ đề chăm sóc trẻ bị viêm phế quản

Viêm phế quản, viêm phổi, ho có đờm là những tình trạng bệnh lý thường thấy vào mùa đông của trẻ nhỏ. Đặc biệt trong tình trạng mùa đông ngày càng lạnh hơn và khô hanh hơn tạo điều kiện cho nhiều vi khuẩn và khói bụi làm trẻ nhỏ mắc phải các bệnh phổi, phế quản. Khi mắc phải viêm phế quản, có rất nhiều điểm mà các mẹ cần phải lưu ý để chưa trị tình trạng bệnh lý này. Thế nhưng không ít các mẹ còn lúng túng với những trải nghiệm chăm con ốm lần đầu, bài viết dưới đây là các giải đáp chuyên khoa của bác sĩ cho mẹ chăm sóc trẻ bị viêm phế quản.

Có thể bạn quan tâm :

  • Kiến thức về chế độ dinh dưỡng cho trẻ từ 0 – 6 tháng
  • Trẻ bị táo bón lâu ngày và những điều mẹ cần biết

Nguyên nhân gây viêm phế quản

Viêm phế quản vốn là tình trạng bệnh phổ biến, đặc biệt là ở trẻ sơ sinh trong thời tiết lạnh và khô. Về mặt dịch tễ, viêm phế quản không phải một dạng bệnh nguy hiểm và đa số sẽ tự khỏi trong khoảng 7-10 ngày. Tuy nhiên tùy mỗi cơ địa trẻ và mức độ nặng của bệnh mà cần có các cách chăm sóc khác nhau đối với trẻ viêm phế quản.

Tạo điều kiện cho những lời nói và cách thức mơi những cái nhìn để cho mọi người muốn được những cách thức mang đến những

viêm phế quản ở trẻ sơ sinh
Trẻ viêm phế quản

Sức đề kháng của trẻ nhỏ luôn yếu hơn so với người lớn rất nhiều, bởi vậy mà chỉ một vài yếu tố thời tiết thay đổi hoặc trẻ gặp môi trường ô nhiễm là đã có thể bị vi khuẩn xâm nhập. Vùng tiếp xúc gần nhất với môi trường là mũi, họng. Đó là nguyên nhân căn bản khiến vi khuẩn gây bệnh viêm phế quản cho trẻ em.

Biểu hiện phổ biến

  • Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ khi mắc viêm phế quản sẽ gặp nhiều triệu chứng như:
  • Trẻ quấy khóc, khó chịu, toát nhiều mồ hôi
  • bị viêm phế quản sẽ thở khò khè, điều này xuất phát từ phế quản bị chèn ép bởi đờm.
  • Trẻ sẽ ho nhiều, ho thành cơ và kéo dài do cuống phổi viêm nhiễm, sưng đau và ảnh hưởng tới ống khí quản của bé.

Nếu gặp các biểu hiện trên từ mức độ nhẹ đến nặng, cần có các biện pháp chưa trị hợp lý nhất theo chỉ định của bác sĩ. Trong nhiều trường hợp khi các bố mẹ không biết cách phòng bệnh viêm phế quảnchữa bị viêm phế quản, họ thường lạm dụng thuốc kháng sinh cho trẻ để mau khỏi và tăng đề kháng. Tuy nhiên đây cũng không hoàn toàn là biện pháp phù hợp trong mọi trường hợp. Nhưng nếu không điều trị và phòng tránh viêm phế quản ở trẻ sơ sinh, tình trạng viêm nhẹ có thể tăng cấp thành viêm có dịch gây nên tình trạng bệnh viêm phế quản co thắt ở trẻ em.

Các lưu ý khi trẻ bị viêm phế quản

Mẹ hỏi: Trẻ bị viêm phế quản có được tắm không?

Bác sĩ trả lời

Là một câu hỏi của đa số mọi người. Lý do khiến mọi người đều thắc mắc điều này vì trẻ khi bị viêm phế quản thường ra nhiều mồ hôi, nếu không tắm thì mồ hôi dính có thể gây thêm môi trường cho vi khuẩn trú ngụ tạo bệnh khác cho trẻ. Tuy nhiên quan điểm số khác lại cho rằng tắm sẽ gây cảm lạnh cho trẻ trong khi con đang có sẵn bệnh viêm phế quản trong người.

Thực tế dưới góc độ y khoa thì quan điểm thứ nhất là đúng, có thể tắm cho trẻ khi trẻ viêm phế quản để tránh vi khuẩn hại xâm nhập nhiều hơn. Tuy nhiên, khi tắm cho trẻ viêm phế quản cấp, cần lưu ý:

  • Nước tắm cho trẻ cần đủ ấm, không quá nóng hay lạnh. Có thể kiểm tra nhiệt độ bằng nhiệt kế cho chính xác
  • Tắm cho con ở nơi kín gió
  • Tăng nhiệt độ trong phòng tắm bằng đèn ấm hoặc dội nước nóng ra sàn
  • Thời gian tắm không quá lâu, chủ yếu làm sạch mồ hôi và nhanh chóng lau khô người bé
  • Tắm từng phần cho bé, ví dụ: Cởi áo tắm bên trên cơ thể, sau đó cởi quần để lau rửa bên dưới. Tránh cởi trần bé quá lâu để hở phổi
  • Không vội đưa bé ngay khỏi phòng với nhiệt độ bị chênh lệch làm viêm phổi nặng hơn. Khi tắm xong mẹ cần lau khô bằng khăn mềm và mặc quần áo cho trẻ ngay. Giữ trẻ trong phòng ấm từ 15-20 phút cho trẻ quen và đưa trẻ ra ngoài lau khô các kẽ trên cơ thể.
viem phe quan o tre em nen an gi
Các lưu ý khi trẻ bị viêm phế quản

Mẹ hỏi: Viêm phế quản ở trẻ em nên ăn gì ?

Bác sĩ trả lời

Nguyên nhân ở đâu thì điều trị ở đó, khi trẻ bị viêm phế quản, cần bồ sung nhiều nước ấm để trung hòa và làm nóng môi trường của vi khuẩn. Ngoài ra nên cho bé ăn các loại trái cây và rau xanh, các loại sữa nhiều vitamin D. Ngược lại, tuyệt đối không cho trẻ ăn các món xào, rán, các loại hoa quả có tính chua, chát… sẽ làm tăng biểu hiện ho đờm ở trẻ viêm phế quản cấp. Sữa non cũng có thể là một gợi ý để các mẹ sử dụng khi muốn tăng đề kháng và vẫn bổ sung dinh dưỡng cho trẻ khi con bị viêm phế quản.

Mẹ hỏi: Biện pháp phòng tránh bệnh viêm phế quản ở trẻ như thế nào là đúng cách?

Bác sĩ trả lời

Viêm phế quản dễ gặp và cũng dễ khỏi. Tuy nhiên không nên để trẻ thường xuyên mắc phải tình trạng viếm phế quản cấp, vì sẽ dễ biến thành viêm phế quản kinh niên. Cách phòng tránh thích hợp nhất là:

  • Giữ ấm cho trẻ mọi nơi mọi lúc
  • Chọn các loại trang phục mềm, không có lông bay dễ rơi và miệng và mũi bé
  • Hạn chế các loại đồ ăn lạnh, nước uống lạnh
  • Mang khẩu trang cho trẻ khi ra ngoài
  • Thường xuyên kiểm tra chăn cho trẻ khi ngủ

Với những giải đáp trên đây, hi vọng các mẹ sẽ có những biện pháp phòng tránh và chăm sóc khi trẻ bị viêm phế quản đúng cách và khoa học hơn!

Bài viết đã được đăng ký bản quyền (DMCA). Quý vị copy nội dung hãy để lại link về bài gốc hoặc ghi rõ nguồn sinhconkhoe.vn như một sự tri ân với tác giả. Xin cảm ơn!

Copyright © 2021 - 2023 | sinhconkhoe.vn | All Rights Reserved. DMCA.com Protection Status