Mục lục bài viết
- 1 Các loại thực phẩm mà bà bầu nên kiêng
- 2 Các cách chống buồn nôn cho mẹ bầu
- 3 Chống phù chân
- 4 Giảm đau sườn và tránh rạn da
- 5 Trị cảm cúm mà không cần dùng thuốc
Lần đầu mang thai nên các bà bầu còn nhiều bỡ ngỡ, chưa quen với những biến đổi trong cơ thể, nên cần có những lưu ý nhất định trong ăn uống cũng như sinh hoạt hàng ngày. Bạn hãy lưu ý những điều sau đây để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và sự phát triển của thai nhi nhé.
Các loại thực phẩm mà bà bầu nên kiêng
Trong quá trình mang thai, các mẹ nên cung cấp đầy đủ các dưỡng chất để thai nhi có thể phát triển bình thường. Nhưng không phải loại thức ăn , hoa quả nào cũng dùng được, nếu ăn các loại thực phẩm này thường xuyên sẽ gây ảnh hưởng tới thai nhi, đặc biệt là trong 3 tháng đầu thai kì.
- Dứa: Dứa là loại quả ngọt, thơm, tuy nhiên trong dứa chứa chất bromelain có thể gây ra những cơn co thắt tử cung làm sảy thai; gây tiêu chảy hoặc dị ứng cho bà bầu.
- Đu đủ xanh: trong đu đủ xanh chứa rất nhiều enzymes và mủ, có thể gây nên sự co thắt tử cung với hậu quả là gây sảy thai.
- Mướp đắng: Mướp đắng được xếp vào danh sách này bởi vì mướp đắng có ít chất xơ và chất béo, ăn nhiều mướp đắng sẽ gây hạ đường huyết. Trong hạt của mướp đắng có chứa độc tố có khả năng gây ra hội chứng cấp tính như đau thắt bụng, nhức đầu và hôn mê vì vậy nó là không tốt với những bà bầu nhạy cảm.
- Ngải cứu: trong ngải cứu có những chất có liên quan đến sự co bóp tử cung, có các dấu hiệu sảy thai (với những người mới mang thai) hoặc dọa sinh sớm (với những người ở tháng cuối thai kì).
- Rau ngót: rau ngót chứa các chất kích thích tử cung co thắt, vì vậy bạn chỉ nên ăn rau ngót sau khi sinh em bé thôi nhé.
Tham khảo thêm :
- Thực phẩm tốt cho bà bầu ăn để phát triển não cho thai nhi
- 10 siêu thực phẩm tốt cho bà bầu
Các cách chống buồn nôn cho mẹ bầu
Có nhiều cách để làm giảm các triệu chứng nôn nghén của bà bầu:
- Uống nước là phương thức an toàn, đơn giản và hiệu quả nhất cho nôn mửa, đặc biệt là đối với những bà bầu ốm nghén.Mẹ bầu chỉ cần cung cấp cho cơ thể khoảng 2-2.5 lit nước mỗi ngày để giảm thiểu việc buồn nôn và khó chịu trong người. Hơn nữa, uống nước thường xuyên cũng có lợi cho cả mẹ và bé.
- Ngửi vỏ chanh hoặc uống nước chanh pha loãng , nước chanh có tác dụng át đi mùi khó chịu gây ra cảm giác buồn nôn. Ngoài ra, vitamin C trong chanh cũng rất tốt cho bà bầu và thai nhi.
- Khi buồn nôn hãy nhâm nhi một chút bánh quy giòn hay ăn một thứ gì đó để quên đi cảm giác buồn nôn.
Chống phù chân
Sau đây là một số cách giúp bạn chống phù nề chân đối với phụ nữ mang thai.
- Cơ thể luôn của bạn luôn phải đủ nước. Cung cấp đủ nước khi mang bầu giúp cho hệ tiêu hóa , tiết niệu…hoạt động tốt; đồng thời, phòng tránh được quá trình tích trữ chất lỏng, gây phù.
- Ăn nhạt: Một nguyên nhân dẫn đến giữ nước trong cơ thể có là vì bạn ăn mặn. vậy, nếu bạn có thói quen ăn mặn thì nhất thiết phải hạn chế trong thời kỳ mang thai để tránh hiện tượng phù nề.
- Ngâm chân vào nước ấm thường xuyên, mát xa, thư giãn giúp cho máu xuống chân được tuần hoàn, không ứ đọng và tích nước ở chân.
- Bạn có thể tập một số bài thể dục nhẹ hay chỉ cần đi bộ nhẹ nhàng một lúc cũng sẽ giúp tâm trạng của bạn tốt hơn do lượng hoóc-môn progesterone trong cơ thể bị giảm bớt đi.
Giảm đau sườn và tránh rạn da
Để giảm các triệu chứng đau sườn khi mang thai bạn có thể chườm nóng hoặc lạnh. Bên cạnh đó bạn cũng nên tập các bài tập thể dục nhẹ nhàng: chống tay vào tường, đứng lên ngồi xuống.
Khi mang bầu thì bị rạn da là điều không tránh khỏi, vì vậy tránh bị rạn da đến mức thấp nhất bạn nên lưu ý một số điều sau đây:
- Ăn uống hợp lý, có chế độ ăn khoa học.
- Tập các bài tập thể dục nhẹ nhàng.
- Dùng các loại thực phẩm tốt cho da, hoặc có thể dùng dầu dừa hay kem chống rạn da để sử dung, bạn có thể xoa đều, sau đó vuốt thẳng từ dưới lên trên, tránh không được xoa tròn để làm giảm các vết rạn da nhé.
Trị cảm cúm mà không cần dùng thuốc
Cảm cúm là một trong những bệnh thông thường mà ai cũng có thể gặp phải. Nhưng đối với phụ nữ đang mang thai thì phải hết sức cẩn thận để phòng tránh những biến chứng khó lường có thể xảy ra cho cơ thể của bà mẹ và thai nhi. Vậy khi gặp cảm cúm, mẹ bầu nên làm gì:
- Hãy hỏi ý kiến của bác sĩ, vì không ai có thể hiểu về bệnh và thuốc hơn bác sĩ. Vậy nếu chẳng may mắc bệnh cảm cúm thì hãy đến gặp bác sĩ để xin lời khuyên .
- Hoặc bạn có thể sử dụng các bài thuốc dân gian ít tác hại đối với bà bầu như giã tỏi để ngửi hoặc ăn tỏi để uống. Vì tỏi vốn được coi là khắc tinh của cảm cúm, nhiều loại thuốc cảm cúm có thành phần từ tỏi đó.
Trên đây là những điều mà bà mẹ mang thai lần đầu tiên nên biết. Mang thai lần đầu bao giờ cũng sẽ có nhiều bỡ ngỡ, vì vậy mẹ bầu hãy ghi nhớ những điều trên để cả mẹ và con cùng khỏe mạnh trong thai kỳ nhé!